Cách nhận ra nội dung nào cần được cập nhật

Cách nhận ra nội dung nào cần được cập nhật

05/07/2022

Nhìn chung, chúng tôi không đề xuất bạn xem xét và chỉnh sửa nội dung mới đăng trong vòng 6 tháng. Điều này bao gồm cả nghiên cứu từ khóa, viết bài, chỉnh sửa và cách chèn từ khóa.

Bạn có thể thực hiện các thay đổi nhỏ như chỉnh sửa lỗi ngữ pháp hoặc thay đổi CTAs, nhưng tốt hơn hết, hãy thời gian để quảng bá nội dung này các bài viết để thu hút thêm nhiều traffic. Thông thường, 1 bài viết phải mất từ 12 đến 18 tháng mới có thể đạt mức traffic tối đa, đồng nghĩa với bạn không cần phải cập nhật nội dung trước khoảng thời gian này. Tuy nhiên, làm sao để nhận ra nội dung bài viết cần được cập nhật? 3 cách dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra đâu là những nội dung cần được chỉnh sửa, bổ sung thêm các thông tin mới:

1 – Audit nhanh

Mục tiêu: Tập trung vào cải thiện nội dung đang ontop

1 bài viết được đăng một năm trước và đang có thứ hạng cao, đang xếp hạng cho nhiều từ khóa và mang về lượng traffic ổn định, nhưng chưa đạt top 1 như bạn mong muốn? Việc thực hiện audit nhanh sẽ giúp bạn nhận ra nội dung đang xếp hạng khá và cần cải thiện.

Bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console (GSC) hoặc Ahrefs để tìm ra các bài viết đang mang về traffic, xếp hạng cho nhiều từ khóa nhưng thứ hạng chưa được như mong muốn. Sau đó, hãy sắp xếp các bài viết này theo mức độ ưu tiên dựa trên tiềm năng cải thiện traffic.

cach-cap-nhat-noi-dung-cu-2cach-cap-nhat-noi-dung-cu-2

Truy cập Google Search Console của website để lọc danh sách các bài viết có traffic nhưng chưa có thứ hạng tốt

2 – Audit các content đang bị tụt hạng

Mục tiêu: Tập trung vào cải thiện nội dung từng xếp hạng cao

Content Decay (sự suy giảm nội dung) là những bài viết bắt đầu đánh mất những xếp hạng cho từ khóa nhất định và traffic có xu hướng giảm theo. Đây thường là nội dung tốt ban đầu, nhưng tốc độ tăng trưởng bắt đầu ổn định và cuối cùng đình trệ khi các công cụ tìm kiếm nhận ra đó không còn phục vụ cho tốt cho chủ đề hoặc đối thủ cạnh tranh đăng nội dung hay hơn và mới hơn trong cùng chủ đề.

Bạn có thể tìm thấy các content decay này bằng cách truy cập vào Google Analytics của website vào Hành vi > Nội dung trang > Tất cả trang. Lưu ý, hãy so sánh với các trang giữa các năm, (ví dụ năm 2022 với 2018) để tìm các URL có số lượng truy cập cao nhất nhiều năm qua.

3 – Làm mới Evergreen Content

Mục tiêu: Cập nhật và quảng bá các content mùa vụ và evergreen content

Evergreen Content hiểu đơn giản là loại nội dung về chủ đề có mức độ quan tâm liên tục (từ việc tìm kiếm, chia sẻ, phân tích,…) và bền vững theo thời gian. Mỗi ngách thị trường sẽ có những chủ đề nhất định.

Các content mang tính mùa vụ, sự kiện cố định hoặc theo lịch định kỳ chẳng hạn như “Chiến dịch quảng cáo hay nhất năm”, hoặc “Bạn mong chờ gì nhất tại sự kiện công nghệ Consumer Electronics Show” cũng được coi là 1 dạng nội dung evergreen content.

Các nội dung nên được rà soát lại định kỳ và cập nhật 1 vài tháng trước khi sự kiện diễn ra. Chẳng hạn, website của bạn có bài viết liên quan đến lễ Tạ ơn, cụ thể là “công thức chế biến gà Tây nhanh nhất”, bài viết nên được cập nhật từ mùa hè hoặc trước mùa thu để cải thiện xếp hạng vào tháng 10 và tháng 11 (thời điểm sự kiện lễ Tạ Ơn chuẩn bị diễn ra).

Làm mới, cập nhật và quảng bá bài viết thường là cách duy nhất để duy trì xếp hạng từng năm. Nếu một số người đang tìm từ khóa “Các xu hướng kinh doanh TikTok mới nhất năm 2022”, nhưng bài viết trên web của bạn được đăng từ năm 2020 và chưa được cập nhật chắc chắn sẽ không phục vụ tốt mục đích tìm kiếm thông tin của người dùng.

Ví dụ

Cùng xem xét bài viết 11 cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang thương mại điện tử được publish vào tháng 7 năm 2016.

cach-cap-nhat-noi-dung-cu-3

Sự thay đổi về thứ hạng và traffic của bài đăng 11 cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang thương mại điện tử theo thời gian

Bài blog này ban đầu có thứ hạng tốt trong những tháng đầu sau khi đăng. Sau đó nó cho thấy sự tăng trưởng traffic ổn định trong 1 khoảng thời gian và dần tụt giảm traffic.Trong thời kỳ đỉnh cao, bài blog xếp hạng cho 4 từ khóa trong top 10 kết quả tìm kiếm với tổng số click mỗi tháng là 30. Mặc dù không phải nội dung hiển thị nhiều nhất, nhưng thứ hạng và lượng traffic này cho thấy tiềm năng phát triển nếu cập nhật content.

Khi đó, bài viết hiển thị hoạt động kém hiệu quả và chỉ nhận được 3 lượt click trong 3 tháng vừa qua theo Google Search Console. Đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bài blog cần được làm mới để bắt đầu xếp hạng lại.

Có rất nhiều cách để theo dõi nội dung có tỷ lệ hiển thị thấp, nhưng MangoAds khuyên bạn nên sử dụng Google Search Console. Bạn có thể xem các trang đang bị giảm traffic bằng cách vào Search Results > Pages.

Làm thế nào để cài đặt Google Search Console?

Bình luận bài viết