Nguyên nhân nào khiến website của bạn bị chậm?

Nguyên nhân nào khiến website của bạn bị chậm?

02/11/2022

Vị trí đặt máy chủ quá xa

Vị trí của máy chủ càng gần người truy cập thì tốc độ tải trang càng nhanh. Nếu các máy chủ ở các quốc gia khác, kết nối phải đi qua nhiều đường mạng khác nhau nên sẽ tốn nhiều thời gian truy cập hơn.

Lượng truy cập quá cao

Lượng truy cập cao thường xảy ra với các website lớn đặc biệt là vào các dịp quan trọng. Khi lượt truy cập quá cao hoặc số lượng kết nối quá nhiều sẽ dẫn đến không đủ CPU và RAM để xử lý.

Lượng truy cập cao không những ảnh hướng lớn đến tốc độ load của website mà còn có thể khiến website chết server vì không thể đáp ứng kịp thời các yêu cầu cùng lúc.

Hệ thống phân giải tên miền DNS

Hệ thống phân giải tên miền DNS có ảnh hưởng khá lớn đến thời gian duyệt web. Bạn nên chọn các hệ thống phân giải DNS tên miền uy tín, có tốc độ càng nhanh càng tốt.

HTML, CSS,… chưa được tối ưu

Mã nguồn cồng kềnh, bừa bộn làm tăng dung lượng website, là nguyên nhân khiến tốc độ tải bị kéo dài hơn rất nhiều.

Không zip source code trong khi truyền tải dữ liệu và khi code không xóa các ghi chú trong phát triển website cũng làm tăng dung lượng khiến website tải chậm.

Nội dung và hình ảnh chưa được tối ưu

Càng có quá nhiều hình ảnh và nội dung thì website sẽ tốn càng nhiều thời gian để tải trang. Cần lưu ý với những file ảnh, đặc biệt là Flash (tập hợp nhiều file ảnh), tối ưu dung lượng hiệu quả.

Tốc độ Internet

Hiển nhiên nếu tốc độ internet của bạn càng chậm thì website sẽ tốn rất nhiều thời gian để load hết dữ liệu.

Cài đặt quá nhiều Plugin

Plugin được cài vào hoạt động dựa trên cơ chế móc nối vào các hàm trong nhân của WordPress. Nhiều người có thói quen cài tất cả những plugin lên website ngay cả khi chúng không thực sự cần thiết. Điều này sẽ khiến website bị chậm hơn rất nhiều.

Bị tấn công DDos/Botnet

Bị tấn công DDos/Botnet cũng là tình trạng tăng lượng truy cập cao một cách đột ngột, hành vi có chủ ý và có thể đến từ đối thủ cạnh tranh.

Sử dụng phiên bản WordPress quá thấp

Phiên bản WordPress thấp luôn tìm ẩn những lỗi bảo mật mà có thể nhà phát triển cũng không hề biết tới. Ngoài ra, sử dụng phiên bản thấp còn chứa những phần chưa được tối ưu, đó là lý do WordPress luôn đưa ra những bản cập nhật mới.

Trong Changelog của nhóm phát triển, chúng ta đều thấy nhắc đến Performance tức hiệu suất của WordPress.

Theme chưa được tối ưu

Với những theme chưa được tối ưu tức là theme có thể chứa mã độc hoặc dùng những thứ gây tốn tài nguyên hệ thống như jQuery, hình ảnh,…

Sử dụng plugin phiên bản cũ

Plugin cũ tức là chưa được cập nhật, chưa được tối ưu nên hiệu suất làm việc của không được cao, dẫn đến tình trang website tải chậm. Cũng như việc sử dụng plugin thì việc sử dụng các Widget bên ngoài cũng có thể khiến website của bạn load chậm hơn.

Không giống như các Widget mặc định của WordPress, các Widget bên ngoài có thể sử dụng các tài nguyên bên ngoài nên sẽ mất thời gian để tải thêm những nội dung hiển thị lên máy người dùng. Nếu các Widget bên ngoài bị hỏng thì trình duyệt vẫn phải xử lý cho đến khi timeout.

Một số lưu ý khi lựa chọn địa chỉ website
Tốc độ website là gì và đặc điểm như thế nào?

Bình luận bài viết